Giới thiệu về Chương trình OCOP
Chương trình OCOP hay còn gọi là Mỗi xã một sản phẩm (One commune one product) được Chính phủ phê duyệt triển khai thực hiện thông qua Quyết định 919/QĐ-Ttg năm 2018.
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và giá trị gia tăng; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế thông qua các sản phẩm mang tính thương hiệu đặc trưng của từng địa phương, vùng miền theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Việc triển khai chương trình OCOP phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường, giúp tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nhưng vẫn đảm bảo việc bảo tồn được cảnh quan, văn hóa truyền thống.
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo bằng việc ban hành khung pháp lý và thực thi chính sách. Đồng thời, hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất hàng hóa, dịch vụ, quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Các khâu hỗ trợ: Đào tạo, tư vấn kỹ thuật, huấn luyện, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, tín dụng.
Ý nghĩa về logo OCOP:
- Chữ Omàu nâu: tượng trưng cho đất, cuộc sống của xã và nền tảng sản xuất.
- Chữ Cmàu xanh lá: tượng trưng cho nền nông nghiệp và sản xuất bền vững.
- Chữ Omàu xanh dương: tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ của người Việt.
- Chữ Pmàu vàng: tượng trưng cho lợi ích, lợi nhuận của chương trình mà mỗi người dân/tổ chức tham gia được hưởng lợi.
1.2. Trưng bày sản phẩm OCOP
1.2.1. Tiêu chuẩn sản phẩm trưng bày, giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ
Sản phẩm được chọn trưng bày phải đáp ứng đủ các tiêu chí yêu cầu gồm: Các sản phẩm đạt An toàn vệ sinh thực phẩm, đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP và tương đương đảm bảo giá cả bình ổn, hàng hóa được niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, có xuất xứ rõ ràng và được phép lưu thông trên thị trường, có tem nhãn truy xuất nguồn gốc xuất xứ và mã QR của trang web để người tiêu dùng tìm hiểu thêm về sản phẩm.
1.2.2. Thực hiện trưng bày sản phẩm
Không gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm đạt chuẩn OCOP được thiết kế gọn gàng, đẹp mắt, tạo sự lôi cuốn ấn tượng cho người tiêu dùng, thuận tiện giúp người tiêu dùng dễ quan sát, dễ dàng lựa lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu mỗi cá nhân, gia đình;
– Được phân loại trên kệ trưng bày theo các hình thức khác nhau:
+ Trưng bày theo xếp hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao, khu vực các sản phẩm 5 sao được trưng bày nổi bật ở giữa, ngoài ra có các mẫu giỏ hàng quà tặng với nhiều mức giá khác nhau.
+ Trưng bày sản phẩm theo vùng miền: chọn ra những sản phẩm tiêu biểu đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam.
+ Trưng bày theo nhóm sản phẩm: Thực phẩm, Sản phẩm dược liệu, Thủ công mỹ nghệ, …
1.3. Chiến lược liên kết tiêu thụ, sản phẩm OCOP
Chiến lược liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ môi trường bền vững. Dưới đây là một số chiến lược có thể áp dụng để phát triển liên kết và tiêu thụ sản phẩm OCOP hiệu quả:
1.3.1. Xây dựng chuỗi giá trị bền vững
Xác định giá trị sản phẩm OCOP: Các sản phẩm OCOP cần có giá trị đặc trưng, dựa trên lợi thế cạnh tranh của vùng miền (như chất lượng, hương vị đặc trưng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng).
Liên kết sản xuất và tiêu thụ: Đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ (nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến, nhà phân phối).
Ứng dụng công nghệ: Cần ứng dụng công nghệ thông tin, blockchain, và các công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất, chế biến, và phân phối để nâng cao chất lượng và đảm bảo nguồn gốc sản phẩm.
1.3.2. Tạo mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp, hệ thống phân phối
Xây dựng hệ thống phân phối mạnh mẽ: Liên kết với các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, các kênh bán hàng trực tuyến để mở rộng thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm OCOP có thể được phân phối qua các kênh phân phối lớn, hoặc liên kết với các chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước.
Chuyển đổi số: Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử và các nền tảng trực tuyến để đưa sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Điều này giúp giảm thiểu chi phí trung gian và mở rộng thị trường.
1.3.3. Chú trọng phát triển thương hiệu sản phẩm
Xây dựng thương hiệu mạnh: Đảm bảo sản phẩm OCOP có thương hiệu riêng biệt, mang tính địa phương đặc trưng. Các sản phẩm OCOP cần có chứng nhận chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nếu muốn xuất khẩu.
Quảng bá và marketing: Tạo chiến lược marketing hiệu quả thông qua các kênh truyền thông, sự kiện xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm và truyền thông xã hội. Các chiến dịch marketing có thể nhấn mạnh vào giá trị bền vững, sản phẩm sạch, an toàn và mang tính địa phương.
1.4. Chính sách hỗ trợ
Trung tâm Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp sẽ hỗ trợ các giấy tờ hợp lệ cần thiết cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh để tiến hành các thủ tục trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm ngành nông nghiệp.
Hình 1: Sản phẩm OCOP của TP. Hồ Chí Minh
Hình 2: Sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng
Hình 3: Sản phẩm OCOP tỉnh Bình Phước
Hình 4: Sản phẩm OCOP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu